Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Chữa nhức đầu hiệu quả bằng những mẹo sau

Nhức đầu không còn xa lại gì với chúng ta. Đặc biệt là ngày nay khi áp lực công việc càng nhiều, nhiều tác động từ bên ngoài và môi trường xung quanh. Các cơ nhức đầu sẽ gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi làm cản trở công việc hằng ngày và làm giảm sút chất lượng cuộc sống.

Các cơn nhức đầu có thể cản trở công việc hằng ngày và làm giảm sút chất lượng cuộc sống của bạn. Những biện pháp sau sẽ giúp bạn tự ngăn ngừa và khống chế các cơn nhức đầu ngay tại nhà.
Giảm căng thẳng ở cơ quan và ở nhà: Thường xuyên lên kế hoạch trước công việc phải làm. Đừng trì hoãn những công việc cần làm ngay. Nên ngủ sớm và dậy sớm. Phải ngủ đủ từ 7-8 tiếng/ngày.
Nghỉ giải lao: Dù có bị nhức đầu hay không thì chúng ta đều cần phải nghỉ giải lao để cơ thể được thư giãn. Thoát ra khỏi tình trạng căng thẳng bằng cách đi bộ hay suy nghĩ về một điều gì đó để thư giãn trong 1-2 phút (ví dụ tưởng tượng đang ngắm một bông hoa). Nếu có nhiều thời gian hơn thì một giấc ngủ ngắn trong phòng tối sẽ giúp bộ não phục hồi lại trạng thái bình thường.
Tập hít thở sâu: Những bài tập về hít thở sẽ giúp giảm căng thẳng. Thư giãn  tất cả mọi bắp cơ. Hít vào chậm và sâu. Tập trung chú ý vào việc hít thở. Nín thở trong vài giây rồi thở ra từ từ toàn bộ thể tích khí trong phổi. Lặp đi lặp lại nhiều lần.
Vận động:

 Vận đông là cách giúp cơ thể được khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe. Tập thể dục nhịp điệu vì đây là một phương pháp tốt để làm giảm nhức đầu và tạo cảm giác sảng khoái về thể chất cũng như tinh thần.
Chế độ dinh dưỡng thích hợp:Để có một sức khỏe thật tốt thì một chế độ dinh dưỡng phù hợp là yếu tố không thể bỏ qua. Một chế độ ăn cân đối, giàu chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất sẽ đem lại cảm giác sảng khoái. Ăn uống đúng giờ giấc và không nên bỏ bữa.
Biện pháp làm lạnh: Chườm nước đá là một trong số các biện pháp điều trị nhức đầu không dùng thuốc hiệu quả nhất. Dùng càng sớm thì hiệu quả càng cao. Ngoài cách áp nước đá vào vị trí đau, nên thử áp túi nước đá vào trán, thái dương.

Biện pháp làm nóng: Hãy tắm nước ấm. Nên để vòi sen xịt nước ấm xuống đầu, cổ, vai. Nhiệt độ làm thư giãn các bắp cơ, tăng lưu thông máu và có thể giảm nhức đầu.
Dùng thuốc: Có thể dùng acetaminophen hay paracetamol. Phải tuân thủ đúng các hướng dẫn về liều lượng.
Đi bác sĩ: Ở một số ít trường hợp, nhức đầu là dấu hiệu của một bệnh lý đang còn ẩn nấp đâu đó. Hãy đi bác sĩ khám ngay nếu nhức đầu không đáp ứng với điều trị hoặc có các biểu hiện: Đột ngột và dữ dội; đột ngột, dữ dội và cứng gáy; nhức đầu kèm sốt, kèm co giật, kèm lú lẫn hay mất ý thức; nhức đầu sau một cú đánh vào đầu; nhức đầu kèm với đau mắt hay đau tai; nhức đầu dai dẳng ở một người trước đây chưa từng bị nhức đầu; nhức đầu tái đi tái lại ở trẻ em; nhức đầu sau tuổi 50; nhức đầu sau một tai nạn
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn giải quyết được những cơn nhức đầu gây khó chịu. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt.


Biết được thận của bạn có bị vấn đề hay không nhờ 6 dấu hiệu sau

Thận là một phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể vì nó phụ trách nhiều quá trình thiết yếu. Hai chức năng chính của thận là làm sạch và thải độc cơ thể. Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, chân tay phù nề... thì bạn cẩn đi kiểm tra ngay vì đó là những dấu hiệu cho thấy thận đang hoạt động không tốt.

Suy thận có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như cao huyết áp, hút thuốc lá, béo phì, thiếu vận động, chế độ ăn nhiều muối, chấn thương… Dưới đây là danh sách các triệu chứng bất thường cảnh báo sớm căn bệnh suy thận.
1. Mệt mỏi
Những quả thận khỏe mạnh sẽ sản xuất ra một loại hormone có tên gọi là erythropoietin, giúp làm tăng số lượng hồng cầu. Lượng tế bào hồng cầu thấp có thể dẫn đến mệt mỏi và các vấn đề liên quan tới não, cơ bắp.
2. Đau ở khu vực quanh thận
Những cơn đau cấp tính ở khu vực quanh thận là một trong những triệu chứng điển hình của sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu hoặc các bệnh khác liên quan đến thận. Do đó, nếu bạn có những cơn đau như vậy thì cẩn đi kiểm tra bác sĩ càng sớm càng tốt.
3. Chóng mặt và chán nản
Suy thận có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy đến não. Điều nàu gây ra chóng mặt, các vấn đề về trí nhớ và dẫn đến khó khăn trong việc tập trung. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm suy thận.
4. Thấy có vị kim loại trong miệng
Do quá trình tích tụ chất thải trong máu nên người bệnh dễ bị hôi miệng và thay đổi vị giác với thức ăn, đặc biệt là các loại thịt. Ngoài ra, dấu hiệu khác cảnh báo sớm của hiện tượng suy thận là giảm sự thèm ăn và nhận thấy có vị kim loại trong miệng.
5. Mẩn ngứa da
Việc tích tụ chất thải có thể liên quan trực tiếp đến các chứng mẩn ngứa và phát ban trên da. Do tích tụ chất thải trong máu nên da có thể bị kích thích và khô. Nếu thử bổi các loại kem dưỡng mà không thấy da được phục hồi thì bạn cần nghĩ ngay đến vấn đề xuất phát từ bên trong. Khi đó, bạn hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.
6. Khó thở

Việc giảm số lượng hồng cầu có thể kéo theo lượng oxy trong cơ thể giảm theo và dẫn đến tình trạng khó thở, hơi thở ngắn. Đây là một trong những triệu chứng hàng đầu của bệnh thận mà bạn cần chú ý.
Có thể thấy nếu bất kỳ chức năng nào của thận có vấn đề thì cả cơ thể sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy, việc nhận ra các dấu hiệu cho thấy thận bị tổn thương hay không là một điều hết sức quan trọng.Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp được các bạn trong khi nhận biết các dấu hiệu liên quan đến suy thận ảnh hưởng đến sức khỏe để có chế độ chữa trị kịp thời. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt.




Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Dùng ngải cứu để chữa bệnh, bạn có biết không?

Hầu như chúng ta đều biết cây ngải cứu và biết nó thường được dùng để làm trà hoặc thuốc mỡ để bôi da.Tuy nhiên, ngải cứu còn được coi là một loại cây có thể chữa được nhiều bệnh rất hay và hiệu quả.Dưới đây là công dụng của ngải cứu chúng ta nên biết
Chữa lành vết thương ngoài da

Việc chữa lành vết thương ngoài da của ngải cứu được khá nhiều người biết đến và áp dụng.Đặc biệt là ở vùng nông thôn, loại cây này không khó tìm, dễ mọc và chúng ta dễ phân biệt được với những loại cây khác bởi mùi đặc trưng riêng biệt của ngải cứu.
Những loại dầu chiết xuất từ ​​ngải cứu được coi như một chất chống viêm, một loại dầu sử dụng khi cơ bắp đau.
Ngoài ra còn hỗ trợ trong việc chữa lành vết thương, vết bầm tím, vết cắt, bong gân, viêm loét và côn trùng cắn.
Dầu chiết xuất từ ngải cứu có thể gây mê toàn thân và sử dụng để làm thuốc giảm đau viêm khớp, đau lưng hay thấp khớp và dây thần kinh.
Hệ tiêu hóa
Theo Great Home Remedies, ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Chính vì lợi ích này nên ngải cứu có công dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra.
Ngải cứu hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm bớt đau bụng, đầy hơi và khí đốt, tăng cường sự thèm ăn.
Theo website Herbs2000, ngải cứu có chứa cả chamazulene - một chất chống viêm tự nhiên hoạt động như thuốc nhuận tràng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
Cũng theo Holistic Online, ngải cứu là phương pháp tự nhiên để chống giun sán, giun kim và giun tròn.
Tăng cường hệ thống miễn dịch

Theo Herbs2000, ngải cứu có đặc tính có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch. Ăn ngải cứu giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể, chống sốt và nhiễm trùng.
Ngoài ra, ngải cứu kết hợp với bạc hà có thể điều trị cúm, sốt và ngộ độc thực phẩm. Các đặc tính khử trùng của ngải cứu giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn gây sốt.
Các đặc tính khử trùng của ngải cứu giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn gây sốt.
Tốt cho trí nhớ
Theo Home Remedies Great, ngải cứu có chứa một chất gọi là absinthin. Absinthin được coi là một loại thuốc giảm đau có chất gây mê có ảnh hưởng đến não để thúc đẩy sự thư giãn và loại bỏ căng thẳng, lo lắng.
Nếu sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ có lợi trong việc điều trị chứng đau nửa đầu và điều tiết khí.
Tốt cho phụ nữ
Ngải cứu cũng có lợi trong việc điều hòa kinh nguyệt và lợi tiểu, làm giảm chướng bụng khi hành kinh. Ngoài ra ngải cứu cũng làm giảm các cơn đau.


Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

3 cách chữa nhức mỏi cổ đơn giản và hiệu quả chúng ta nên biết


Nhức mỏi cổ hay đau mỏi vai gáy là bệnh mà nhiều người cho rằng không nguy hiểm, vì nó không đem lại hậu quả tức thời, chúng ta chỉ cảm thấy đau mỏi, khó chịu và ráng chịu đựng dù nó ảnh hưởng phần nào đến sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên không nên chủ quan khi gặp phải triệu chứng này, bởi đây là dấu hiệu ban đầu của thoái hóa đốt sống cổ dễ gây thoát vị đĩa đệm làm chèn ép các rễ thần kinh trong tủy, thậm chí còn có thể gây liệt khớp.
Dưới đây là 3 cách chữa nhức mỏi cổ đơn giản nhưng hiệu quả, các bạn nên tham khảo và áp dụng nếu bị đau mỏi cổ, phòng cho bệnh thêm nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Bằng dầu dừa
Bạn hãy lấy một ít dầu dừa và hâm nóng dầu lên. Sau khi tắm nước ấm, bạn lấy dầu dừa ấm xoa nhẹ lên vùng cổ bị nhức mỏi.
Bằng dầu mù tạt
Dầu mù tạt ấm cũng có công dụng giảm nhức mỏi cổ. Cách dùng dầu mù tạt mát xa cổ tương tự như dầu dừa. Bạn hãy lấy một cái khăn sạch, bọc ít đá vào khăn rồi đắp lên vùng cổ bị cứng. Giữ như vậy trong khoảng 10 phút thì lấy ra. Thực hiện cách này 5-6 lần mỗi ngày giúp đẩy lùi cơn đau cũng như cứng cổ.
Bằng cách chườm nóng

Bạn có thể chườm nóng bằng cách lấy một chai nước ấm hoặc chiếc khăn nhúng vào nước ấm và chườm lên cổ trong 10 phút. Liệu pháp này giúp kích thích máu lưu thông, qua đó giảm nhức mỏi cổ.


Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Tập yoga để chữa thoái hóa đốt sống cổ bạn nên biết

Thoái hóa đốt sống cổ không phải là căn bệnh xa lạ với bất kỳ với ai, đó là căn bệnh có thể nói là nguy hiểm nếu để tình trạng bệnh ngày càng kéo dài  và điều đáng nói là căn bệnh này gặp ở mọi lứa tuổi. Dưới đây là 4 bài tập yoga trị thoái hóa đốt sống cổ:
1. Tư thế đứa bé
Hướng dẫn:

Ngồi bằng phần trên của gót chân trong tư thế đầu chúi xuống sàn, tiếp sàn bằng trán. Hai tay duỗi dài theo thân, lòng bàn tay ngửa. Từ từ hít sâu và thở ra chầm chậm.

Tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ tư thế đứa bé

Tác dụng:
Bài Yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ này giúp chữa lành những chấn thương nhẹ của cột sống, giảm mệt mỏi và choáng.
2. Tư thế vặn mình thư giãn
Hướng dẫn:
Tư thế nằm ngửa, đầu gối phải co lên về phía ngực, hai tay dang hai bên tạo hình chữ T, mặt quay bên phải. Thực hiện động tác vận mình sang bên trái, nếu đúng động tác thì sẽ thấy phần cột sống bị kéo căng. Thực hiện tương tự với bên ngược lại.
Tác dụng:
Tư thế này giúp cột sống kéo dãn, thư giãn và giảm đau lưng.
3. Tư thế sát tường
Hướng dẫn:

Nằm ngửa sát tường, gác 2 chân lên tường sao cho phần hông nâng lên, có thể lót một chiếc gối dưới lưng cho thoải mái.
Chú ý: Hai chân càng sát tường càng tốt, hai tay đặt lên bụng, lòng bàn tay úp. Nhắm mắt, hít thật sâu và thở thật chậm.
Tác dụng:
Động tác này giúp thư giản phần lưng dưới, giúp cơ thể thoải mái hơn.
4. Tư thế vươn dài
Hướng dẫn:
Hai chân dang rộng bằng vai, hít thật sâu rồi vươn 2 tay ngang vai, lòng bàn tay úp.
Từ từ thở ra, chân trái xoay ra ngoài vuông góc 90 độ, chân phải xoay vào trong góc 45 độ, nghiêng toàn thân sang trái. Lòng bàn tay phải đặt xuống sàn, phía ngoài chân trái. Tay trái đưa thẳng lên trời, vươn vai, ưỡn ngực, 2 tay tạo ra 1 đường thẳng.
Mắt hướng theo tay trái nhìn lên trời, giữ nhịp thở khoảng từ 5 đến 10 giây, sau đó trở về tư thế ban đầu. Làm với bên ngược lại.
Tác dụng:

Bài tập Yoga này giúp xương cổ và xương cột sống chắc khỏe, giảm đau lưng và tình trạng viêm cột sống, tăng sức dẻo dai và linh hoạt của cơ thể.
Bên cạnh việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc thì việc luyện tập các động tác yoga tại nhà sẽ tiết kiệm được thời gian và đem lại kết quả tốt trong quá trình điều trị.Hi vọng, bài viết trên sẽ giúp ích được các bạn thật nhiều  và có một sức khỏe thật tốt!


Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Làm thế nào để cai thuốc lá hiệu quả và nhanh chóng?

Thuốc lá là thứ quá quen thuộc với chúng ta. Số lượng người hút thuốc lá ngày càng nhiều mặc dù người hút biết nó không tốt cho sức khỏe và cả những người xung quanh. Một phần lớn nguyên nhân là do thuốc lá không mang lại hậu quả ngay khi chúng ta hút, mà nó chỉ bị ảnh hưởng sau một thời gian dài, nên người ta thường thờ ơ so với điều đó. Một phần lớn nguyên nhân còn lại là thuốc lá có tính gây nghiện, đó là lý do không phải ai cũng bỏ được thuốc.

Dưới đây là 7 cách giúp bỏ thuốc lá dứt điểm :
1. Xác định rõ nguyên nhân bỏ thuốc                            
Bạn đặt ra mục tiêu bỏ thuốc và đưa ra lí do vì nó có hại cho sức khỏe chắc chắn sẽ chưa đủ thuyết phục.
Để tạo ra động lúc cho mình, bạn nên tìm một lí do có 'sức nặng' hơn: Bạn muốn bảo vệ gia đình khỏi khói thuốc độc hại, bạn biết rằng ung thư phổi đang rình rập hay muốn bản thân trẻ trung, năng động hơn. Hãy chọn một lý do đủ mạnh để có thể quyết tâm từ bỏ.
2. Không nên cai đột ngột
Việc cai thuốc đột ngột là chuyện không dễ dàng. Khoảng 95% những người cố gắng bỏ thuốc mà không cần bất kì phương pháp trị liệu nào sẽ ngay lập tức tái nghiện.
Nguyên nhân là do trong thuốc có chất nicotin gây nghiện, não của người hút đã lệ thuộc vào việc cần có nicotin nên luôn trong tình trạng thèm muốn.
3. Kiểm soát căng thẳng
Lí do lớn nhất mà nhiều người tìm đến thuốc là do họ rơi vào trạng thái căng thẳng và nicotin giúp họ thoải mái hơn. Vậy nên, cần tìm một biện pháp kiểm soát căng thẳng thay thế như thường xuyên mát-xa, nghe nhạc thư giãn, học yoga hay thái cực quyền.
4. Tránh rượu và các chất kích thích
Rượu là tác nhân khiến bạn tăng cơn thèm thuốc, vì vậy hãy cố gắng uống rượu ít hơn khi lần đầu tiên bạn bỏ thuốc. Thay vì uống một loại dễ kích thích như cà phê, hãy uống trà trong vài tuần, thay vì một điếu thuốc sau bữa ăn, hãy đánh răng hoặc nhai kẹo cao su.
5. Cố gắng thử nhiều lần   

Những người bỏ thuốc rồi lại tái phát là chuyện khá phổ biến, vậy nên hãy cân nhắc lại hoàn cảnh nào khiến bạn hút thuốc trở lại. Nếu không may hút thuốc trở lại, hãy tiếp tục lập kế hoạch 'ngày bỏ thuốc' cho tháng tiếp theo.
6. Vận động
Các bài tập thể dục có thể giúp bạn giảm các giác thèm muốn nicotine. Thay vì lấy một điếu thuốc hay tìm đến giá để giày và đi ngay một đôi giày trượt hay giày chạy bộ và ra ngoài. Vì hút thuốc có thể khiến bạn tăng cân nên cần đốt cháy calo nhiều hơn.
7. Ăn trái cây và rau xanh
Đừng cố gắng kiêng ăn trong khi cai thuốc, thay vào đó hãy ăn nhiều trái cây, rau quả, và các sản phẩm ít chất béo. Hương vị từ hoa quả, rau xanh sẽ khiến bạn chán ngắt với mùi thuốc lá, đồng thời bổ sung năng lượng để bạn tiếp tục chiến đấu.
Hi vọng với 7 cách trên , chúng ta có thể áp dụng triệt để để có thể bỏ được thuốc lá một cách hoàn toàn, giúp sức khỏe tránh được những bệnh tật không đáng có.


                                                                                                                          

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

Chữa đau bụng bằng 3 phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả tại nhà

Đau bụng hay đau dạ dày là những chứng bệnh gây phiền toái khó mà chữa trị trừ khi bạn biết nguyên nhân gây ra nó.Đau bụng cũng chẳng xa lạ với bất kỳ ai, chúng ta thường bị đau bụng bất chợt và không thể biết được nguyên nhân là vì sao. Tuy nhiên nếu bạn bị bệnh đau bụng đơn thuần thì các biện pháp dưới đây có thể giúp bạn dứt điểm hiệu quả những cơn đau.

Sử dụng một cái khăn nóng
Một chiếc khăn nóng hoặc ấm sẽ giúp ích cho cơn đau bụng của bạn. Tuy nhiên có thể sử dụng một chai nước ấm thay thế. Nhiệt độ cao giúp nới lỏng và làm thư giãn cơ bụng. Bên cạnh đó, hơi nóng còn khiến giảm cơn đau đáng kể.
Bạn sẽ cần:
- 1 chiếc khăn nóng (hoặc một chai nước ấm hay vật khác tương tự)
- Một nơi thật thoải mái để nằm
Hướng dẫn:
Nằm xuống thật thoải mái, dùng khăn nóng đặt lên vùng bụng, để vậy khoảng 15 phút. Bạn có thể làm liên tục cho đến khi giảm cơn đau.
Nước gạo
Nước gạo chính là thứ tưởng chừng như bỏ đi sau khi vo gạo. Tuy nhiên nó có rất nhiều công dụng và giúp giảm đạu bụng là một ví dụ. Nó cũng đóng vai trò như một chất giảm viêm dạ dày.
Bạn sẽ cần:
- ½ bát gạo
- 2 bát nước
Hướng dẫn:
Nấu gạo với lượng nước gấp đôi bình thường. Đặt chúng trên ngọn lửa vừa. Khi gạo bắt đầu trở nên mềm hơn , tắt lửa, đậy nắp và đợi 3 phút. Rót nước gạo ra ly và uống khi còn ấm, bạn có thể thêm một chút mật ong nếu muốn.
 Trà gừng

Gừng có chứa các hoá chất tự nhiên giúp thư giãn cơ trơn, cơ bắp đường ruột, do đó làm giảm đau bụng hoặc đau dạ dày. Tinh chất gừng cũng rất tốt trong việc giảm buồn nôn nên sẽ có ích cho những bạn hay bị say tàu xe.
Bạn sẽ cần:
- 1 củ gừng
- Dao
- 1-2 cốc nước
- Có thể thêm mật ong ( nếu muốn)
Hướng dẫn:
Rửa, lột vỏ, rồi băm nhỏ gừng. Đun sôi gừng đã băm với 1-2 cốc nước trong tầm 3 phút. Có thể thêm một chút mật ong tùy thích rồi từ từnhấm nháp và thư giãn.

3 phương thuốc trên thật đơn giản phải không nào. nhanh chóng note lại để phòng những trường hợp đau bụng làm bạn khó chịu. Lưu ý là chỉ dùng trong những trường hợp đau bụng đơn thuần thôi, nếu bị nặng thì các bạn đến bác sĩ để điều trị kịp thời nhé!

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Một vài thực phẩm tăng nguy cơ ung thư

Gần đây,số lượng người mắc bệnh ung thư ngày càng nhiều. Ung thư là một nguyên trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất tính đến thời điểm hiện tại. Vậy có ai tự hỏi nguyên nhân nào khiến chúng ta dễ bị ung thư không? Hay có ai biết chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là một trong nhiều nguyên nhân quan trọng gây nên ung thư.Dưới đây là 3 thực phẩm tăng nguy cơ ung thư các bạn nên biết.

Thực phẩm đóng hộp:

Nếu như bạn nghĩ đồ hộp an toàn và vệ sinh thì hãy nghĩ lại. Hầu hết các vỏ hộp đều chứa chất BPA-A. Theo trang breastcancerfund.org, ngay cả khi tiếp xúc với một lượng nhỏ BPA-A thì cơ thể cũng có nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và nhiều chứng rối loạn khác.

Khoai tây chiên dạng lát
Ai lại không thích những lát khoai tây chiên vàng rụm, giòn tan cơ chứ? Thế nhưng đừng quên rằng chúng luôn được chiên ngập dầu và chứa lượng chất béo cực cao, đó là chưa kể các chất tạo hương vị nhân tạo và chất bảo quản nữa.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, khi được chiên ở nhiệt độ cao, một hoạt chất có tên acrylamide sẽ được sản sinh, đây là chất gây ung thư thường được tìm thấy ở thuốc lá.

Dầu ăn chưa bão hòa
Về cơ bản thì dầu chưa bão hòa là dầu thực vật, được chiết xuất từ các loại cây/thực vật thông qua một quy trình hóa học phức tạp.
Trong dầu chưa bão hòa có chứa một lượng lớn acid béo omega-6. Chất béo chuyển hóa này có thể gây tăng nguy cơ đau tim hoặc một số dạng ung thư như ung thư 6
da, ung thư tuyến tụy, trực tràng...
3 thực phẩm trên quá quen thuộc phải không nào. Đặc biệt là giới trẻ ngày nay thường hấp thụ các loại thực phẩm trên quá nhiều, đó cũng là một phần nguyên nhân khi độ tuổi mắc bệnh ung thư ở người trẻ lại có tỷ lệ cao hơn so với người cao tuổi trong thời gian gần đây.
Vì vậy, bạn cần hạn chế những loại thực phẩm trên để phòng ngừa căn bệnh ung thư đang ngày càng phát triển phức tạp hơn.